Địa chỉ Trụ sở chính: Số 257 Đường Giải Phóng, Phường Phương Mai, Quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline 094 322 6168
Cọc tiếp địa là một thanh kim loại được vót nhọn 1 đầu để có thể cắm sâu được xuống đất. Đầu còn lại được làm bằng để đóng búa tạ. Đầu cọc có thể được làm bằng ren để tiện cho việc nối 2 cọc lại với nhau.
Theo như TCVN 9358:2012, cọc tiếp địa được gọi với tên gọi là điện cực đất (earth electrode) – một vật dẫn hoặc 1 nhóm vật dẫn chôn dưới đất và tiếp xúc chặt chẽ với đất. Từ đó nó hình thành nên mối nối điện có hiểu quả với toàn khối đất.
Cọc tiếp địa được xem là bộ phận cốt lõi của hệ thống chống sét, nó giúp cho hệ thống chống sét có thể hoạt động được hiệu quả.
Cọc tiếp địa của hệ thống chống sét có tác dụng là phân tán nguồn năng lượng lớn xuống đất nhằm bảo vệ tính mạng cho con người đồng thời tránh gây hỏng hóc các thiết bị điện.
Dựa theo chất liệu, cọc tiếp địa được chia thành 3 loại khác nhau:
Trong số đó thì cọc đồng nguyên chất chính là loại tốt hơn vì tính dẫn điện của đồng tốt hơn của thép. Nhưng bù lại thì nó cũng có chi phí cao hơn và thi công khó hơn do đồng dẻo hơn và dễ bị cong vênh trong quá trình thi công.
Tiêu chuẩn kỹ thuật về cọc tiếp địa được quy định tại TCVN 9358:2012: lắp đặt hệ thống nối đất, thiết bị cho các công trình công công nghiệp – Yêu cầu chung
Cọc tiếp địa thanh kim loại tròn phải có đường kính quy định bởi thiết kế. Nhưng trong mọi trường hợp không được nhỏ hơn 16mm nếu là điện cực thép và nó không được nhỏ hơn 12mm nếu là điện cực kim loại không phải thép. Hoặc là điện cực có lớp kim loại bọc ngoài không phải sắt hay thép. Không được sử dụng thanh thép gai hoặc thanh cốt thép là điện cực đất dạng cọc nhọn.
Cọc tiếp địa thép góc cần có chiều dày không được nhỏ hơn 4mm. Thiết bị này cần được mạ kẽm nóng hoặc được bảo vệ chống ăn mòn bằng phương pháp khác.
Cọc tiếp địa loại ống kim loại cần có đường kính tối thiểu là 19mm và có chiều dày ống tối thiểu là 2.45mm. Điện cực ống thép cần được mạ kẽm nóng hoặc được bảo vệ chống ăn mòn bằng phương pháp khác và phải là loại ống rắn chắc.
Quy định về thi công cọc tiếp địa được quy định trong phần 5, TCVN 9358:2012;
Cọc tiếp địa cần được đóng sâu xuống đất tới độ sâu quy định trong thiết kế. Đất cần liền thổ và chèn chặt lên toàn bộ chiều dài của điện cực đất. Khi chọn vị trí đóng điện cần chọn nơi sẵn có độ ẩm cao nhất nếu như điều kiện thực tế cho phép.
Độ sâu lắp đặt điện cực đất thanh hoặc ống kim loại dạng cọc nhọn do thiết kế quy định nhưng nên ở trong khoảng từ 0.5m tới 1.2m tính từ đỉnh cọc tới mặt đất liền thổ. Cần chọn độ sâu lắp đặt điện cực lớn khi điện trở suất của đất giảm theo độ sâu.
Chiều dài của cọc tiếp địa do thiết kế quy định nhưng nên ở trong khoảng 2.5 tới 3m. Cho phép hàn nối nhằm tăng chiều dài của điện cực trong trường hợp điện cực đất cần có chiều dài lớn hơn 3m. Miễn là nó không suy giảm tính liên tục về điện và về cơ của điện cực.
Trừ khi có những quy định khác, cọc tiếp đất đóng thẳng hay nghiêng thuộc hệ thống nối đất của 1 phân xưởng cần phải đóng cách nhau không quá 20m và nó phải nối với nhau bằng các đoạn điện cực đất nằm ngang để hình thành 1 mạch vòng điện cực bao quanh phân xưởng đó.
Dây nối giữa các cọc tiếp địa cần có tiết diện không được nhỏ hơn tiết diện của dây nối đất chính.
Nhiều người thắc mắc nếu đóng cọc tiếp địa sai phương pháp có gây nguy hiểm gì không? Tất cả mọi thứ đều có 2 mặt là lợi và hại. Nếu như bạn biết khai thác và sử dụng thì nó sẽ thể hiện được mặt lợi. Còn không biết sử dụng hợp lí thì mặt hại sẽ bị bộc lộ và đem tới những nguy hiểm không thể lường trước được. Cọc tiếp địa cũng không phải trường hợp ngoại lệ. Nếu như phương pháp thi công cọc tiếp địa chống sét đúng quy cách thì cọc sẽ phát huy được tối đa công dụng bảo vệ các công trình khi gặp thời tiết xấu kèm với sấm sét.
Hệ thống cọc tiếp địa nếu như đóng sai cách sẽ vô xùng nguy hiểm. Nó có bản chất là 1 thanh kim loại nên rất dễ dẫn điện, truyền điện cũng như thu hút các loại điện tích. Vì thế, khi đóng cọc sai cách ở những khu dân cư thì rất dễ gây ra những vụ tai nạn đáng tiếc như gây điện giật, cháy nổ và gây nguy hiểm tới tính mạng người dân.
Ngoài ra thì hệ thống cọc tiếp địa cũng có vai trò giống như nền móng nên thường được thi công đầu tiên với mỗi công trình. Khi không đạt những tiêu chuẩn, dễ dẫn tới chậm tiến độ thi công dự án đồng thời kéo theo việc cản trở giao thông quanh khu vực đó.
Không những thế, khi tiến hành đóng cọc tiếp đất, nếu như bạn không khảo sát thực địa một cách cẩn thận thì sẽ rất dễ gây thiệt hại cho các công trình ngầm. Nó khiến mất đi sự cân bằng điện tích đất ở khu vực lắp đặt và còn nhiều nguy hiểm khác nữa.
Tóm lại, hệ thống cọc tiếp đất càng chuẩn, càng tối ưu thì thời gian sử dụng càng lâu và nó tránh được tối đa mọi nguy hiểm cho người sử dụng cũng như những hệ lụy khác.
Trên thực tế, nếu như bạn muốn đóng cọc tiếp đất đúng cách và cho hiệu quả tốt nhất là điều không hề đơn giản. Nhưng cũng đừng lo lắng, EvnBamBo sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này ngay sau đây.
Những tiêu chí cần thiết để đóng cọc tiếp đất đạt chuẩn là:
Qua bài viết này, chúng tôi đã giới thiệu tới các bạn khái niệm, vai trò cũng như những quy định về cọc tiếp địa. Hy vọng bài viết sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho bạn.