Chào mừng bạn đến với Công ty TNHH Vật Liệu Ngành Điện Duy Linh - Nhà Nhập Khẩu & Phân Phối dây điện, dây cáp điện,vật liệu ngành điện lớn nhất miền Bắc!

Đăng nhập  |  Đăng ký

Địa chỉ Trụ sở chính: Số 257 Đường Giải Phóng, Phường Phương Mai, Quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline 094 322 6168

Đăng nhập  |  Đăng ký
20-07-2020, 2:11 pm

Cách phân biệt và lựa chọn các loại cáp chống cháy

 

Hiện nay, trên thị trường xuất hiện rất nhiều loại cáp chống cháy với nhiều mức giá khác nhau. Do đó việc lựa chọn và sử dụng loại cáp đúng với yêu cầu và mục đích sử dụng là rất quan trọng. Bài viết này sẽ cung cấp một số thông tin nhằm giúp người tiêu dùng đưa ra những lựa chọn đúng đắn nhất với nhu cầu của mình.

 

1. Cáp chống cháy

Khái niệm

   Cáp chống cháy (Fire resistant cable): không có nghĩa là cáp không bị cháy hoặc chống lại sự cháy, mà nó đặc tính khó cháy, hạn chế cháy lan và khi bị cháy vẫn có thể dẫn điện bình thường trong một khoảng thời gian nhất định nào đó theo cấp độ mà tiêu chuẩn quy định.

   Ví dụ:

   Theo tiêu chuẩn IEC 60331 thì cáp cần chịu được điều kiện cháy ở nhiệt độ 750 độ C trong thời gian ít nhất là 90 phút.

   Theo tiêu chuẩn CNS 11174: Điều kiện cháy ở nhiệt độ 840 độ C trong 30 phút.

   Tiêu chuẩn BS 6387 loại A: Chống cháy ở điều kiện nhiệt độ 650 độ C trong 3 giờ.

   Tiêu chuẩn BS 6387 loại B: Chống cháy ở điều kiện nhiệt độ 750 độ C trong 3 giờ.

   Tiêu chuẩn BS 6387 loại C: Chống cháy ở điều kiện nhiệt độ 950 độ C trong 3 giờ.

   Tiêu chuẩn BS 6387 loại W: Chống cháy khi có nước ở điều kiện nhiệt độ 650 độ C trong 15 phút. Sau đó chịu được thêm 15 phút nữa khi có nước phun tác động lên cáp.

   Tiêu chuẩn BS 6387 loại X: Chống cháy khi có lực va chạm tác động ở điều kiện nhiệt độ 650 độ C trong 15 phút.

   Tiêu chuẩn BS 6387 loại Y: Chống cháy khi có lực va chạm tác động ở điều kiện nhiệt độ 750 độ C trong 15 phút.

   Tiêu chuẩn BS 6387 loại Z: Chống cháy khi có lực va chạm tác động ở điều kiện nhiệt độ 950 độ C trong 15 phút.

 

Phân loại  

  • Có 2 loại cáp chống cháy thông dụng là FR-CV: Cu/Mica/XLPE/FR-PVC - cáp chống cháy loại thường có vỏ ngoài là FR-PVC và FR-CL
  • Cu/Mica/XLPE/LSFH - cáp chống cháy ít khói không độc có vỏ ngoài là LSFH

2. Cáp chậm cháy

   Cáp chậm cháy (Flame retardant cable) là cáp bình thường nhưng có thêm đặc tính khó cháy, hạn chế cháy lan như cáp chống cháy. Nhưng khi bị cháy vẫn chập điện, ngắn mạch như cáp thường.

   Ví dụ:

   Theo tiêu chuẩn CNS 11175: Cáp có đường kính ngoài ≤ 15mm, cấp chịu nhiệt là 300 độ C trong 15 phút và cáp có đường kính ngoài > 15mm, cấp chịu nhiệt 380 độ C trong 15 phút.

   Theo tiêu chuẩn IEC 60332-1: Thử nghiệm lan truyền ngọn lửa theo phương thẳng đứng đối với dây đơn và cáp đơn cách điện. Khoảng cách cháy xém của vỏ bọc đo được từ đầu kẹp xuống phía dưới ≥ 50mm. Nếu áp dụng tiêu chuẩn IEEE 383 thì phần cháy không lan lên đỉnh.

   Theo tiêu chuẩn IEC 60332-3-22 Loại A: thử nghiệm này đòi hỏi vỏ bọc cáp được làm từ vật liệu không chứa kim loại tương đương với 7l/m được xếp lại thành bó trong khoảng thời gian là 40 phút.

   Theo tiêu chuẩn IEC 60332-3-23 Loại B: thử nghiệm này đòi hỏi vỏ bọc cáp được làm từ vật liệu không chứa kim loại tương đương với 3.5l/m được xếp lại thành bó trong khoảng thời gian là 40 phút.

   Theo tiêu chuẩn IEC 60332-3-24 Loại C: thử nghiệm này đòi hỏi vỏ bọc cáp được làm từ vật liệu không chứa kim loại tương đương với 1.5l/m được xếp lại thành bó trong khoảng thời gian là 40 phút.

tin liên quan