Địa chỉ Trụ sở chính: Số 257 Đường Giải Phóng, Phường Phương Mai, Quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline 094 322 6168
Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới trải qua phiên giao dịch 10/11 biến động mạnh do lạm phát tại Mỹ tăng mạnh làm dấy lên lo ngại ngân hàng trung ương nước này sẽ sớm thắt chặt tiền tệ, khiến cung tiền giảm sút và gây áp lực giảm giá lên các tài sản rủi ro như hàng hóa.
Dầu lao dốc do lo ngại về lạm phát
Giá dầu giảm mạnh trong phiên 10/11 do USD tăng vọt sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết chính quyền của ông đang tìm cách giảm chi phí năng lượng trong bối cảnh lạm phát ngày càng gia tăng. Giá dầu Brent và dầu thô của Mỹ kỳ hạn tương lai đều giảm mạnh vào cuối phiên khi các nhà giao dịch bán tháo các tài sản rủi ro hơn, bao gồm cổ phiếu và hàng hóa, do dự đoán các ngân hàng trung ương sẽ thực hiện các giải pháp để kiềm chế giá tăng.
Dữ liệu lạm phát tiêu dùng của Mỹ công bố hôm thứ Tư (10/11) cho thấy giá tại Mỹ tháng 10 tăng 6,2% so với cùng kỳ năm ngoái, là tốc độ nhanh nhất trong ba thập kỷ và có thể thúc đẩy cả Nhà Trắng và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hành động để ngăn chặn vấn đề này. Điều đó đã thúc đẩy đồng đô la, vốn thường giao dịch ngược chiều với dầu mỏ.
Kết thúc phiên 10/11, giá dầu Brent kỳ hạn tương lai giảm 2,14 USD, tương đương 2,5%, xuống 82,64 USD/thùng, lùi xa khỏi mức cao 85,50 USD ở phiên liền trước; dầu Tây Texas Mỹ (WTI) cũng giảm 2,81 USD, tương đương 3,3%, xuống 81,34 USD, sau khi có thời điểm đạt mức cao 84,97 USD/thùng - không xa mấy so với mức cao nhất trong 7 năm đã đạt được trong vài tuần qua.
Vàng vọt lên ‘đỉnh’ 5 tháng
Giá vàng tiếp tục tăng lên mức cao nhất trong vòng 5 tháng do dữ liệu cho thấy lạm phát giá tiêu dùng của Mỹ tháng 10 đã tăng quá mạnh, khiến nhà đầu tư ồ ạt bán tháo các tài sản rủi ro cao để tìm tới vàng như một biện pháp phòng ngừa lạm phát.
Giá vàng giao ngay kết thúc phiên 10/11 tăng 0,7% lên 1.843,31 USD/ounce, trước đó, trong cùng phiên, có lúc giá vọt lên mức cao nhất kể từ ngày 15 tháng 6, là 1.868,20 USD. Giá vàng kỳ hạn tháng 12 kết thúc phiên cũng tăng hơn 1% lên 1.848,3 USD.
Giá tiêu dùng ở Mỹ tháng 10 đã tăng rất nhanh khi người Mỹ phải trả nhiều tiền hơn cho xăng và thực phẩm. Theo đó, CPI của Mỹ tháng 10 tăng 0,9% so với tháng 9 và 6,2% trong khoảng thời gian 12 tháng kết thúc vào tháng 10. Trước đó, các nhà phân tích dự báo chỉ số CPI sẽ tăng 0,5% trong tháng 10 và 5,8% trong giai đoạn 12 tháng tính đến hết tháng 10.
Giá vàng tăng 5 phiên liên tiếp một phần nữa cũng bởi lợi suất trái phiếu kho bạc thực tế của Mỹ giảm và chứng khoán Phố Wall lao dốc vì tâm lý lo sợ của nhà đầu tư rằng có thể mất mát lớn khi nắm giữ các tài sản rủi ro ở thời điểm lạm phát cao.
David Meger, giám đốc kinh doanh kim loại thuộc High Ridge Futures cho biết: "Một lần nữa chúng ta nhận thông tin về dữ liệu lạm phát nóng". "Vàng là hàng rào hữu hiệu chống lại lạm phát, chúng tôi tin rằng lạm phát – một môi trường tích cực cơ bản - sẽ thúc đẩy sự phục hồi của thị trường vàng trong những tuần và tháng tới."
Đồng giảm mạnh do lạm phát tăng cao ở Mỹ và Trung Quốc
Giá đồng giảm trong phiên vừa qua do các dữ liệu cho thấy lạm phát cao ở Trung Quốc và Mỹ làm tăng thêm lo ngại về nguy cơ tăng trưởng kinh tế chậm lại và ngân hàng trung ương sẽ sớm thắt chặt tiền tệ.
Kết thúc phiên này, đồng kỳ hạn giao sau 3 tháng trên sàn London giảm 0,2% xuống 9.539 USD/tấn. Mặc dù vậy, tính từ đầu năm đến nay, giá đồng đã tăng 23%, sau khi tăng 26% vào năm 2020. Tuy nhiên, giá đồng đã mất đà tăng kể từ khi đạt mức cao kỷ lục 10.747,50 USD vào tháng Năm.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng 11/11: