Giá một số mặt hàng quan trọng bị tác động mạnh bởi những số liệu đáng lo ngại về Covid-19. Số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trên toàn cầu ngày 17/7 đã vượt 14 triệu, đánh dấu lần đầu tiên có sự gia tăng thêm 1 triệu ca chỉ trong vòng chưa đầy 100 giờ.
Mỹ thông báo có ít nhất 75.000 trường hợp nhiễm mới trong ngày 16/7, mức cao kỷ lục từ khi xảy ra dịch bệnh; Tây Ban Nha thông báo số ca nhiễm tăng mạnh nhất trong vòng hơn 2 tháng; số ca ở Ấn Độ và Brazil cũng tăng mạnh.
Các nhà hoạch định chính sách Mỹ và Châu Âu sẽ bàn thảo về khả năng tăng cường kích thích kinh tế trong những ngày tới.
Dầu giảm vì số ca nhiễm Covid-19 tăng
Giá dầu giảm trong phiên cuối tuần này do lo ngại số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gia tăng làm giảm nhu cầu nhiên liệu, giữa bối cảnh nhóm nước sản xuất dầu chủ chốt trên thế giới sẵn sàng tăng sản lượng.
Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, giá dầu Brent giảm 23 US cent xuống 43,14 USD/thùng; dầu Tây Texas Mỹ (WTI) giảm 16 US cent xuống 40,59 USD/thùng. So với cuối tuần trước, giá dầu hiện nay gần như không thay đổi.
Nhu cầu dầu đã phục hồi rộng rãi ở khắp nơi trên thế giới, sau khi giảm 30% trong tháng 4 khi các quốc gia hạn chế đi lại và các doanh nghiệp đóng cửa. Tuy nhiên, mức tiêu thụ hiện nay vẫn thấp hơn so với trước khi xảy ra đại dịch, trong khi nhu cầu đang có xu hướng giảm trở lại khi mà số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 tăng nhanh.
Theo dữ liệu từ công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes, các công ty năng lượng của Mỹ đã cắt giảm số lượng giàn khoan dầu và khí tự nhiên xuống mức thấp kỷ lục trong tuần thứ 11 liên tiếp.
Vàng tăng trở lại
Giá vàng nhanh chóng tăng trở lại trong phiên 17/7 do số ca nhiễm Covid-19 ở Mỹ tăng mạnh khiến các nhà đầu tư trở nên khó đoán về triển vọng hồi phục kinh tế. Đồng USD yếu đi cũng góp phần hỗ trợ giá vàng tăng.
Kết thúc phiên này, giá vàng giao ngay tăng 0,7% lên 1.809,85 USD/ounce; vàng kỳ hạn tháng 8/2020 tăng tăng 0,5% lên 1.810 USD/ounce. Tính chung cả tuần, giá vàng giao ngay tăng 0,6%.
Chỉ số USD so với rổ các đồng tiền chủ chốt giảm 0,4% trong phiên vừa qua.
Quặng sắt tăng tuần thứ 2 liên tiếpGiá quặng sắt trên sàn Đại Liên giảm trong phiên cuối tuần, nhưng tính chung cả tuần đi lên tuần thứ 2 liên tiếp do nhu cầu mạnh từ các nhà sản xuất thép Trung Quốc.Kết thúc phiên này, quặng sắt kỳ hạn tháng 9 trên sàn Đại Liên giảm 0,4% xuống 826 CNY (118,06 USD)/tấn, tuy nhiên tính chung cả tuần vẫn tăng 4,5%.Nhu cầu nhập khẩu quặng sắt của Trung Quốc vẫn mạnh, trong khi nguồn cung từ Brazil yếu sau vụ vỡ đập năm 2019. Điều này dự báo sẽ giữ cho giá quặng duy trì ở mức cao.Giá thép cây trên sàn Thượng Hải (kỳ hạn tháng 10) tăng 0,2% lên 3.626 CNY/tấn, tính chung cả tuần tăng 1%; thép cuộn cán nóng tăng 0,03% lên 3.752 CNY/tấn trong phiên này.Tỷ lệ sử dụng công suất sản xuất của các lò cao ở 247 nhà máy thép Trung Quốc đến ngày 17/7 là 92,26%, chỉ giảm 0,1% so với tuần trước đó, trong khi tăng 6,9% so với cùng kỳ năm ngoái.Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng 18/7: