Chào mừng bạn đến với Công ty TNHH Vật Liệu Ngành Điện Duy Linh - Nhà Nhập Khẩu & Phân Phối dây điện, dây cáp điện,vật liệu ngành điện lớn nhất miền Bắc!

Đăng nhập  |  Đăng ký

Địa chỉ Trụ sở chính: Số 257 Đường Giải Phóng, Phường Phương Mai, Quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline 094 322 6168

Đăng nhập  |  Đăng ký
22-08-2020, 5:00 pm

Thị trường ngày 22/08: Dầu, vàng cùng rớt giá

Chốt phiên đêm qua hầu hết các thị trường đều rớt giá, dầu giảm 1%, vàng xuống mức thấp nhất một tuần, đồng, quặng sắt, cao su đồng loạt giảm.

Dầu giảm 1%

Giá dầu mất 1% trong phiên cuối tuần do sự phục hồi kinh tế toàn cầu gặp trở ngại khi việc phong tỏa do virus corona và bởi lo ngại về nguồn cung dầu thô đang tăng.

Sự phục hồi kinh tế của khu vực eurozone từ suy thoái sâu kỷ lục bị trì trệ trong tháng này do nhu cầu bị sụt giảm bởi việc nới lỏng phong tỏa trong tháng 7 giảm đi. Ngược lại, số liệu khảo sát về nhà ở và sản xuất của Mỹ tốt hơn dự kiến.

Chốt phiên 21/8, dầu thô Brent đóng cửa giảm 55 US cent hay 1,2% xuống 44,35 USD/thùng. Dầu thô WTI giảm 1,1% xuống 42,34 USD/thùng. Tính chung cả tuần dầu thô Brent giảm 1% trong khi dầu WTI tăng gần 1%. Nhập khẩu dầu thô của Ấn Độ trong tháng 7 giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 3/2010.

Công ty dầu quốc gia Libya cho biết họ có thể khôi phục xuất khẩu dầu sau khi chính quyền được thế giới công nhận tại Tripoli thông báo ngừng bắn, đưa ra áp lực hơn nữa cho giá dầu. Những thùng dầu này sẽ được bổ sung vào sản lượng của OPEC+. Tổ chức này tập trung vào việc đảm bảo các thành viên đã sản xuất quá cam kết của họ sẽ phải cắt giảm sản lượng.
 

Thị trường ngày 22/08: Dầu, vàng cùng rớt giá

Giá một số mặt hàng trên thị trường đảo chiều liên tục


OPEC+ dự kiến nhu cầu dầu trong năm 2020 giảm xuống 9,1 triệu thùng/ngày và có thể là 11,2 triệu thùng/ngày nếu số ca nhiễm virus corona bùng phát trở lại. Số lượng giàn khoan dầu và khí tự nhiên của Mỹ, một chỉ số sớm của sản lượng trong tương lai, tăng trong tuần này, tăng lần đầu tiên kể từ tháng 3, theo công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes.

Giá khí tự nhiên Châu Á tăng

Giá khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) giao ngay của Châu Á tăng vọt lên mức cao nhất nhiều tháng trong tuần này, mặc dù giá giảm nhẹ vào cuối tuần do dự đoán có thêm nguồn cung từ Mỹ.

Giá LNG trung bình giao tháng 10 tới đông bắc Á ước tính khoảng 4,1 USD/mmBtu trong tuần này, tăng 40 US cent so với tuần trước, nhưng giảm khoảng 10 tới 20 US cent so với đầu tuần này. Giá các lô hàng giao tháng 9 được ước tính ở mức 3,9 USD tới 4 USD/mmBtu.

Vàng xuống mức thấp nhất một tuần do số liệu của Mỹ tích cực

Vàng giảm xuống mức thấp nhất trong hơn một tuần và là tuần thứ 2 giảm giá liên tiếp, do USD phục hồi mạnh và hoạt động kinh doanh của Mỹ phục hồi.

Vàng giao ngay giảm 0,2% xuống 1.939,64 USD/thùng, sau khi giảm hơn 1% xuống 1.910,99 USD. Vàng Mỹ kỳ hạn tháng 12 không đổi tại 1.947 USD/ounce. Trong tuần này, vàng đã giảm 0,3% và giá giảm mạnh từ mức trên 2.000 USD đã đạt được trong tuần trước.

USD tăng 0,6% so với các đối thủ, khiến vàng đắt hơn cho người mua bằng đồng tiền khác. Các nhà đầu tư cũng theo dõi chặt chẽ sự phát triển quanh dự luật cứu trợ virus corona của Mỹ.

Đồng giảm do kinh tế toàn cầu khó khăn

Giá đồng giảm trong phiên do lo ngại về sự phục hồi của một số nền kinh tế lớn nhất thế giới, nhưng nhu cầu của Trung Quốc đang tăng và tồn kho thấp khiến giá có một tuần tăng.

Đồng giao sau 3 tháng trên sàn giao dịch kim loại London (LME) giảm 1,7% xuống 6.492 USD/tấn. Giá đồng tăng 2% trong tuần này. Số liệu từ Pháp và Đức cho thấy nền kinh tế Châu Âu đang vật lộn để phục hồi từ ảnh hưởng của virus corona. Số liệu kinh tế phát hành trong tháng này chỉ ra sự cải thiện kinh tế tại Trung Quốc, gồm doanh số bán ô tô và hoạt động sản xuất đang tăng.

Dự trữ đồng trên sàn giao dịch LME ở mức thấp nhất 13 năm tại 103.475 tấn. Thiếu kim loại này sẵn có đã đẩy giá đồng giao ngay thành mức cộng 18,5 USD so với hợp đồng giao sau 3 tháng từ mức trừ lùi trong tuần trước.

Quặng sắt giảm nhưng có tuần tăng thứ 6 trong 7 tuần

Quặng sắt giảm trong phiên cuối tuần, khi số liệu cho thấy dự trữ quặng sắt trong kho ở các cảng của Trung Quốc lên mức cao nhất trong 4 tháng.

Quặng sắt trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên đóng cửa giảm 1,3% xuống 841,5 CNY (121,85 USD)/tấn. Giá tăng 1,2% so với tuần trước, tuần tăng thứ 6 trong 7 tuần. Thành phần sản xuất thép này đã giảm 1,2% xuống 122,38 USD/tấn trên sàn giao dịch Singapore.

Giá quặng sắt đã đạt mức cao nhất nhiều năm trong tuần này do các nhà máy và thương nhân tăng cường mua với dự đoán kích thích kinh tế của Trung Quốc sẽ giữ nhu cầu mạnh, đặc biệt đối với nguyên liệu xây dựng. Việc hạn chế nguồn cung cũng hỗ trợ giá, việc bùng phát virus corona tại nước sản xuất quan trọng Brazil đã ngăn cản hoạt động của các công ty khai mỏ.

Giá quặng sắt có thể tiếp tục tăng trong những tuần tới, nhưng nguồn cung đang tăng có thể dần phá hủy đà tăng giá. Quặng sắt giao ngay ở mức 126,5 USD/tấn trong ngày 20/8, theo số liệu của công ty tư vấn SteelHome. Các chỉ số công nghiệp khác cho thấy giá gần tới thậm chí trên mức 130 USD/tấn.

Quặng sắt đã nhập khẩu lưu trữ tại các cảng của Trung Quốc tăng lên 117,15 triệu tấn trong tuần này, mức cao nhất kể từ tháng 4. Thép thanh tại Thượng Hải tăng 0,3%, trong khi thép cuộn cán nóng ổn định. Thép không gỉ giảm 0,8%.

Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 22/8

Thị trường ngày 22/08: Dầu, vàng cùng rớt giá - Ảnh 2.
Nguồn: CafeF

tin liên quan