Chào mừng bạn đến với Công ty TNHH Vật Liệu Ngành Điện Duy Linh - Nhà Nhập Khẩu & Phân Phối dây điện, dây cáp điện,vật liệu ngành điện lớn nhất miền Bắc!

Đăng nhập  |  Đăng ký

Địa chỉ Trụ sở chính: Số 257 Đường Giải Phóng, Phường Phương Mai, Quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline 094 322 6168

Đăng nhập  |  Đăng ký
18-07-2020, 10:49 am

Lắp đặt dây cáp điện nổi và chìm

 

Hiện nay, dây cáp điện được sử dụng rất phổ biến trong mọi công trình, từ dân sinh tới công nghiệp. Đặc biệt, trong các thiết kế xây dựng lớn như tòa nhà, bệnh viện, khách sạn,... dây cáp điện không những vô cùng cần thiết mà còn phải chú trọng đến chất lượng và đúng theo sơ đồ đã được thiết kế.

Trong thiết kế hệ thống dây cáp điện, có 2 cách đi dây chủ yếu đó là: đi dây nổi và đi dây chìm. Tuy nhiên, cần phải tuân thủ chặt chẽ những tiêu chuẩn trong cách lắp đặt, nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng
Đi dây cáp điện nổi thông thường, đi dây cáp điện nổi thường kém thẩm mỹ và rối mắt. Song, với sự ra đời của những phụ kiện lắp ráp kèm theo, nhược điểm này đã được khăc phục phần nào
Ưu điểm của thiết kế đi dây nổi:
- Dễ kiếm tra đường dây cáp điện khi sự cố xảy ra. Khi có chập điện, đứt dây hay bị hỏng hóc có thể dễ dàng kiểm tra vị trị hư hại để sửa chữa
- Chi phí thi công, lắp đặt thấp. Linh hoạt trong thiết kế, không bị phụ thuộc nhiều vào thiết kế của công trình
Những điểm cần lưu ý :
- Trong thiết kế, lắp ráp, cần cẩn trọng với những không gian như nhà bếp, nhà tắm có bình nóng lạnh. Đảm bảo khoảng cách an toàn giữa dây cáp điện với nơi phát sinh điện, lửa, nhiệt.
- Cần dùng vỏ bọc dây cáp điện bằng vật liệu bền, tốt, chống cháy, chịu được công suất lớn, nhất là ở những nơi đun nấu, sử dụng điện năng nhiều.
Khoangr cách lắp đặt an toàn của dây cáp điện
- Cách mặt đất tối thiểu 2.75m
- Cách sàn, bàn, mặt bằng tối thiểu 2.5 m
- Cách phía trên ban công tối thiểu 2.5 m
- Cách phía trên cửa sổ tối thiểu 0.5m
- Cách phía dưới cửa sổ, ban công tối thiểu 1m
Đi dây cáp điện chìm
Ưu điểm của hệ thống dây cáp điện chìm:
- Gọn gàng, do không lộ đường dây dẫn nên không lo bị rối mắt
- Đẹp mắt, sang trọng, không gây mất thẩm mỹ cho công trình sau khi đã hoàn thành
- Rất phù hợp với những công trình lớn đòi hỏi không gian thoáng, đẹp, sang trọng như: biệt thự, khách sạn.
- Khả năng xảy ra chập điện, hư hại, cháy nổ thấp hơn ( nhưng không phải là không có).
Bên cạnh những ưu điểm về thẩm mỹ, dây cáp điện chìm cũng có một vài nhược điểm sau:
- Chi phí lắp đặt cao
- Phải có thời gian tính toán, thiết kế đường đi của dây
- Phải lựa chọn loại dây, linh kiện, phụ kiện tỉ mỉ để đảm bảo độ an toàn cho hệ thống điện
- Khi có sự cố, quy trình dò tìm, khắc phục sự cố sẽ lâu và vất vả hơn
Những điểm cần lưu ý:
- Những nơi là lớp vữa trát tường, trần nhà, đóng đinh, khoan đục thì không được đặt trực tiếp hệ thống dây cáp điện chìm, đặc biệt là dây không có vỏ bọc bảo vệ.
- Không đặt dây cáp điện chìm trong đường ống thông hơi, mái nhà, dưới đất quanh nhà
- Với tường chịu lực, nếu bề sâu rãnh chôn quá 1/3 bề dày của tường thì không được đặt dây
- Dây cáp điện xuyên tường vào nhà thì phải có ống dẫn cách điện, cách nhiệt, không cháy, tránh nước ứ đọng
Ngày nay, để đáp ứng về tính thẩm mỹ và an toàn trong thiết kế, lắp đặt hệ thống điện; đi dây cáp điện ngầm càng được ưa chuộng hơn so với đi dây nổi. Song, nếu được tính toán chu đáo, cùng với việc trang bị những phụ kiện hiện đại, dây cáp điện nổi cũng vẫn sẽ phổ biến trong thời gian dài nữa.
Việc hiểu rõ về 2 cách đi dây, cùng với những lưu ý cụ thể trong quá trình lắp đặt sẽ giúp bạn có được những hệ thống điện an toàn, thẩm mỹ và kinh tế nhất 

tin liên quan