Dây cáp điện là sản phẩm rất được quan tâm trong thế giới ngành, cáp điện được đánh giá khá cao trong ứng dụng công nghệ điện thông minh chúng được phân ra thành nhiều loại.
Dây cáp điện được dùng để kết nỗi giữa các tín hiệu điều khiển cho các thiết bị, máy móc liên quan. Sau đây Thiết Bị Điện Duy Linh xin viết một bài giới thiệu tới các bạn những thông tin hi vọng các bạn có thể hiểu rõ hơn về chúng.
- Chúng có cấu tạo ruột khá mềm bởi được kết từ nhiều sợi kim loại được ủ mềm- Với tính chất là loại cáp có ruột mềm vì thế lên khả năng dẫn điện tốt hơn ruột đồng cứng- Dễ dàng uốn dễ thi lắp đặt nơi có địa hình phức tạp (nhiều chỗ uốn )- Sử dụng làm nguồn cấp cho các thiết bị động ( máy khoan, máy bào, bàn là…)- Dễ dàng đấu nối với các thiết bị khác1.2. Dây cáp điện sử dụng ruột dẫn cứng:
- Ruột dẫn có kết cấu ít sợi đồng hơn ruột mềm (cùng tiết điện)- Chịu được cơ học lớn- Thích hợp cho thi công có đường chứa cáp rộng, thẳng2. Dây cáp điện sử dụng cách điện
- Hiện nay có 2 loại nhựa cách điện được dùng thông dụng cho day dien:
- Khả năng cách điện rất tốt- Nhiệt độ cho phép tối đa khi làm việc bình thường 70ºC2.2. Dây cáp điện sử dụng vật liệu cách điện XLPE
- Khả năng cách điện rất tốt- Nhiệt độ cho phép tối đa khi làm việc bình thường 90ºC- Có khả năng cách điện tốt hơn PVC3. Dây cáp điện vỏ bọc bảo vệ ngoài
- Cáp thông dụng hiện nay dùng loại vỏ bọc bảo vệ là vật liệu PVC:
- Bảo vệ cáp với tác nhân hóa học- Chống các va đập cơ học- Hạn chế nước và độ ẩm không khí xâm nhập cáp.4. Dây cáp điện lớp bảo vệ bằng kim loại
- Thường làm bằng các vật liệu như băng thép , băng nhôm, hợp kim, sợi thép…
- Tăng cường khả năng chống va đập về cơ học
- Chống trộm điện
- Khả năng chống cháy (cáp đặc biệt)
- Đối với các nguồn cấp điện đặc biệt như: nguồn cấp cho thiết bị chữa cháy, thang máy, hệ thống -chiếu sáng thoát hiểm, hệ thống thông tin liên lạc…
- Giảm thiểu cháy lan sang vùng bên cạnh
- Cáp khi cháy ít khói làm tăng khả năng nhìn
- Không tạo ra khí độc (khí khi gặp nước tạo ra axit) gây hại cho người và thiết bị
- Có khả năng hạn chế cháy, đảm bảo nguồn cấp liên tục trong môi trường xảy ra cháy.
5. Lưu ý khi chọn dây và cáp điện đảm bảo công suất cho các thiết bịMôi trường đặt cáp (nhiệt độ môi trường, khả năng tản nhiệt, khả năng xảy ra cháy nổ…) nên chọn tiết diện cao hơn trong trường hợp cáp được đặt trong môi trường có nhiệt độ cao khả năng tản nhiệt kém.
6. Số lượng cáp:
Với số lượng cáp điện đặt trong cùng một ống, máng nhiều khả năng tản nhiệt kém thì nên chọn tiết diện dây cáp điện lớn hơn so với trường hợp đặt ít lõi.Phương pháp đi dây: Phương pháp đi dây ảnh hưởng đến khả năng chụi tải của dây, thông thường đi dây chìm, ngầm nên chọn dây có tiết diện cao hơn.Dây dẫn cung cấp điện chiếu sáng lắp đặt cố định trong nhà nên chọn tiết diện tối thiểu 0,5mm2, đối với chiếu sáng ngoài trời nên chọn tiết diện tối thiểu 1,0mm2.Lựa chọn phương pháp đi dâyTùy theo mục đích sử dụng, đặc điểm môi trường nơi ta đặt các đường điện để chọn được các đường kiểu đi dây thích hợp.Hiện nay phổ biến các kiểu đi dây thông dụng sau:
- Đi dây nổi:Là kiểu đi dây trông thấy được. Dây và cáp điện được luồn trong các ống nhựa tròn hoặc dẹt hoặc đi trên sứ, đặt theo trần nhà, xà cột… Dây dẫn khi lắp đặt phải đảm bảo an toàn điện và mĩ quan.Dễ lắp đặt, thay thế, sửa chữa khi hỏng.Nếu bố trí, đi dây không hợp lí làm mất mĩ quan, chiếm dụng không gian lắp đặt.Dễ bị tác hại của môi trường xung quanh nếu dây không được bảo vệ tốt như: tác nhân hóa học, va đập cơ học…- Đi dây chìm:Dây và cáp điện được đặt trong tường, trần, sàn, khi đi dây phải chú ý đường dây chịu được lực va đập và không bị thấm nước, đảm bảo an toàn về điện.Tiết kiệm được không gian lắp đặt, đảm bảo mĩ quan.Sau khi hoàn công lưu ý phải có sơ đồ điện phòng trường hợp đục hoặc khoan làm hỏng đường điện do không biết vị trí đường dây điện.Lưu ý khi tính chọn dây dự phòng trường hợp tải mở rộng.Khó thay thế sửa chữa khi bị sự cố.- Đi dây ngầm:Cấp điện cho các khu vực xa nguồn chính. Dây và cáp được đặt ngầm dưới đất trong các ống hoặc máng cáp. Dây và cáp phải được lắp đặt sao cho đảm bảo an toàn về điện, cơ, dễ thay thế lắp đặt mới khi cần.Tiết kiệm được không gian, đảm bảo mĩ quan.Môi trường lắp đặt cáp ẩm, dễ bị ngập nước, dễ gây chạm chập.Khó thay thế, sửa chữa khi bị sự cốLưu ý khi tính chọn dây dự phòng trường hợp tải mở rộng.Phải có sơ đồ điện, sơ đồ lắp đặt.7. Một số lưu ý khi chọn và sử dụng dây và cáp điện:Chọn sản phẩm có chất lượng tốt của nhà sản xuất có uy tín trên thị trường.Dây và cáp phải chọn đủ tiết diện để không bị phát nóng quá nhiệt độ cho phép của vật liệu làm chất cách điện, tiêu tốn điện năng trên đường dây thấp, đảm bảo sụt áp trên đường dây thấp hơn mức quy định.Nên chia đường phân phối thành nhiều nhánh độc lập, mỗi nhánh phải có thiết bị bảo vệ.Chỗ đi dây nên khô ráo cách xa các nguồn nhiệt, nguồn hơi nước.Để đảm bảo an toàn nên nối đất các thiết bị với dây cáp có màu vàng sọc xanh.Không cho phép nối dây dẫn ở trong ống, chỉ cho phép nối tại hộp đầu nối. Mối nối phải tiếp xúc tốt và chịu được lực cơ học.
Khi dây cáp xuyên qua móng nhà, tường nhà, trần nhà hoặc sàn nhà phải luồn dây trong ống.